Huyết áp thấp là căn bệnh khá phổ biền và tỷ lệ người mắc bệnh dang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay. Trong khi khá nhiều người quan tâm, lo lắng về chứng huyết áp cao thì ngược lại, rất ít người quan tâm và tìm hiểu về chứng huyết áp thấp. Huyết áp thấp cũng như huyết áp cao, đều có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bện nếu không được xử lý kịp thời. Huyết áp thấp dùng thuốc gì? Cần làm gì khi huyết áp giảm? Hãy cùng tìm hiểu bởi biết đâu thông tin hữu ích này sẽ có lúc bạn cần tới.
Danh mục
Huyết áp thấp là gì?
Người có chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với chỉ số huyết áp bình thường trước đó được coi là huyết áp thấp.
Huyết áp thấp có 2 loại bao gồm:
+ Huyết áp thấp tiên phát hay còn gọi là mãn tính: những người này từ xưa đến nay, chỉ số huyết áp vẫn luôn luôn thấp, tuy nhiên triệu chứng bệnh không có gì khác lạ, chỉ là hay chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi khi cơ thể làm việc quá sức mà thôi.
+ Huyết áp thấp thứ phát hay còn gọi là huyết áp thấp cấp: huyết áp của người này bình thường nhưng sau đó tụt dần, tụt một cách đột ngột, tức thời. Tình trạng huyết áp thấp cấp, giảm đột ngột nguy hiểm hơn nhiều so với huyết áp thấp tiên phát vì vậy bạn cần hết sức chú ý về sức khỏe bản thân.
Bệnh huyết áp thấp dễ gặp ở những người có thể lực yếu, cơ thể bị suy nhược, suy dinh dưỡng, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, người có vấn đề về tim mạch, tiểu đường, béo phì… hay những người bị mất nước, mất máu trầm trọng…
Huyết áp thấp dùng thuốc gì?
Huyết áp càng thấp khả năng người bệnh bị mất trí nhớ càng cao. Theo các bác sĩ cho hay, tình trạng bệnh huyết áp thấp có thể gây ra các biến chứng như suy giảm chức năng hệ thống thần kinh, nhồi máu não (chiếm 30%), nhồi máu cơ tim (chiếm 25%)…
Huyết áp thấp được coi là sát thủ thầm lặng đối với sức khỏe. Nếu không biết cách kiểm soát chỉ số huyết áp, huyết áp giảm nhanh sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Mục đích trong việc điều trị huyết áp thấp chính là đưa huyết áp trở về trạng thái bình thường sau đó duy trì để ngăn ngừa tái phát, hiện tại chưa có phương thuốc nào có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Một vài loại thuốc bạn sẽ được kê đơn nhằm cân bằng huyết áp bao gồm:
+ Ephedrin: thuốc có tác dụng co mạch, làm tăng huyết áp tuy nhiên nó có thể gây kích thích hệ thống thần kinh trung ương, bạn dễ bị rơi vào trạng thái mất ngủ, khó ngủ, người mệt mỏi. Tuyệt đối không dùng thuốc quá 7 ngày liên tục.
+ Heptamyl: thuốc trợ tim mạch, tăng sức co bóp của tim, làm tăng huyết áp.
+ Pantocrin: công dụng bồi bổ cơ thể, kích thích tim mạch.
+ Bioton: chống suy nhược cơ thể
Bên trên là một vài loại thuốc trị huyết áp, trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn. Bên cạnh thuốc tây y, bạn có thể tham khảo phương pháp đông y, sử dụng thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn và hiệu quả hơn.